Phong hiệu Lỗ Nguyên Lỗ_Nguyên_công_chúa

Về phong hiệu Lỗ Nguyên, đến nay vẫn có khá nhiều lý giải không thống nhất.

Có thuyết nói, ba năm sau khi Lỗ Nguyên công chúa qua đời (184 TCN), Tuyên Bình hầu Trương Ngao chồng bà mất, người con là Trương Yển (張偃) được Lữ Thái hậu phong làm Lỗ vương, được tặng thụy là Lỗ Nguyên vương (鲁元王). Chính vì lẽ đó, bà với tư cách là mẹ của Lỗ Nguyên vương, được gọi theo thuỵ hiệu là [Lỗ Nguyên công chúa; 魯元公主]. Nhưng thuyết này nói là sai lầm, Trương Yển thời Hán Văn Đế bị phế làm [Nam Cung hầu; 南宫侯], thụy là Cộng (共), cũng chưa từng thấy việc có đề cập thụy là Lỗ Nguyên vương bao giờ. Tuy vậy, không hiểu vì lý do gì mà Trương Yển ở Sử ký khá nhiều lần được gọi là Lỗ Nguyên vương, như bản kỷ của Lữ Thái hậu có ghi: ["Cao hậu vi ngoại tôn Lỗ Nguyên vương Yển niên thiếu"; 高后为外孙鲁元王偃年少][8]. Học giả đời Thanh là Lương Ngọc Thằng (梁玉绳) giải thích, chữ "Nguyên" ý là "Sơ", là "Đầu tiên", đây ý chỉ việc Trương Yển từng được phong làm Lỗ vương, và cũng là vị Lỗ vương duy nhất, nên ghi như vậy.

Học giả đời Đông HánPhục Kiền (服虔) có giải thích: [Nguyên, Trưởng dã; 元,长也], ý nói bà khi ấy là Trưởng công chúa, thực ấp ở nước Lỗ, ý phải là [Lỗ Quốc Trưởng công chúa; 魯國長公主]. Còn học giả thời Đông NgôVi Chiêu (韋昭) lại giải thích: [Nguyên, Ích dã; 元,谥也].

Bởi vì tư liệu lịch sử khuyết thiếu, thời Tây Hán tiến hành phong Công chúa như thế nào thực sự không thể khảo chi tiết được. Từ khi con gái Hán Văn ĐếLưu Phiếu được sách phong, phong hiệu của Công chúa đều là [Mỗ mỗ công chúa], mà Mỗ mỗ chính là tên huyện mà vị Công chúa ấy được tấn phong[9].